Thế giới Internet ảnh hưởng lớn tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó giúp người dùng tiếp cận nghệ thuật, giải trí, và đa phương tiện dưới nhiều hình thức.

Với các nhà cung cấp nội dung, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Các nghệ sĩ, nhà sản xuất nhạc, doanh nhân có thể mở rộng công việc của họ một cách vô cùng đơn giản. Cùng lúc, thành quả lao động của họ chưa bao giờ dễ bị ăn cắp đến vậy.

Điều này khiến các nhà sáng tạo nội dung gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nạn ăp cắp nội dung số là một mối quan tâm thường trực với những ai viết, sáng tác nhạc, video, lập trình để kiếm sống.

DRM là những giải pháp công nghệ giúp ngăn chặn ăn cắp chất xám trên nền tảng số. Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung dựa vào công nghệ này để hạn chế những gì người dùng có thể thực hiện với nội dung họ cung cấp.

Cách thức hoạt động của DRM

Nếu bạn chưa biết DRM là gì, có thể xem tại đây: DRM (Digital Rights Management) là gì? TPM là gì?

Cách thức hoạt động của DRM

Phần lớn các giải pháp DRM sử dụng một vài dạng mã hoá (cryptographic encryption) để bảo vệ nội dung. Mã hoá (Encryption) là một công nghệ che giấu thông tin bằng cách thay đổi nó theo một mô thức bí mật.

Vai trò mã hoá thay đổi tuỳ thuộc vào loại nội dung cần được bảo mật. Sau đây là một vài ví dụ  về cách thức khác nhau mà các công ty sử dụng mã hoá để bảo vệ sản phẩm trí tuệ:

  • Video game: có thể tạo ra một code (mật mã) riêng để cài đặt (installation). Sau đó, trò chơi theo lịch trình gửi mật mã này cho một máy chủ trực tuyến – được phát triển bởi các lập trình viên. Chỉ cần mật mã này khớp với mật mã trong thư mục quản lí trò chơi của lập trình viên, nghĩa là người dùng đang chơi phiên bản hợp pháp của trò chơi.
  • Người nghe nhạc: có thể xác thực việc người dùng có quyền sao chép một bản nhạc “ra ngoài” máy tính hay không. Bản thân bản nhạc có thể được mã hoá và yêu cầu các nhà phát triển cho phép giải mã khoá và cho phép sao chép.
  • Các ứng dụng phần mềm chuyên nghiệp: có thể gửi cho người dùng một USB vật lí có chứa mã code. Phần mềm trước khi khởi động sẽ kiểm tra xem USB đã được cắm chưa. Trong phần lớn trường hợp, phần mềm không thể chạy nếu không cắm USB trước.
  • Trình phát video trực tuyến: có thể không cho phép người dùng tải xuống video. Khi nhấp chuột phải vào video sẽ không xuất hiện các lựa chọn cho phép tải xuống. Thay vào đó, một thông báo sẽ xuất hiện, giải thích rằng, video được bảo vệ bởi DRM.

Trên đây là một vài trong số những biện pháp mà các nhà sản xuất nội dung có thể sử dụng để bảo vệ bản quyền trí tuệ. Nhìn chung, các sản phẩm kĩ thuật số càng đắt bao nhiêu, thì khả năng các nhà sản xuất nội dung bảo vệ công sức của họ càng tốt bấy nhiêu.

Hãy liên hệ ngay với Thủ Đô Multimedia để sản phẩm trí tuệ của bạn được bảo vệ bằng công nghệ DRM tiên tiến nhất.