Vấn nạn xâm phạm bản quyền sách điện tử tại Việt Nam diễn ra ngang nhiên từ nhiều năm nay. Thế nhưng, việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm bản quyền này không hề dễ.
Bùng nổ nạn sách giả trên mạng Internet
Sách và các tác phẩm văn học hiện được phân phối trên thị trường dưới hai hình thức sách giấy truyền thống và sách điện tử. Hiện sách giấy vẫn chiếm phần lớn thị phần của thị trường sách nhờ trải nghiệm chân thật, sự tập trung, gần gũi và mùi thơm của giấy. Sự xuất hiện của sách điện tử (dưới định dạng ebook, sách nói…) là tất yếu đi cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Sự ra đời của các thiết bị và phần mềm đọc sách như Kindle, Sony Reader, Nook… khiến người đọc ngày càng có xu hướng chuyển dịch sự lựa chọn của mình sang sách điện tử.
Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), kết thúc năm 2019, ngành xuất bản Việt Nam đã xuất bản 33.000 cuốn sách với 400 triệu bản, tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, xuất bản phẩm điện tử đạt trên 2.400 cuốn với 1,5 triệu lượt truy cập, tăng 25 lần về số cuốn, 5 lần về lượt truy cập so với năm 2018.
Ngay từ khi mới xuất hiện, sách điện tử đã được đón nhận nồng nhiệt và trở thành phương thức tiếp cận tri thức không thể thiếu bởi những lợi ích: Mang theo bất cứ đâu, số lượng kho sách khổng lồ, trọng lượng nhẹ, không hỏng, hay đánh mất… Dù vô cùng tiềm năng và đi đúng theo xu hướng của thế giới nhưng thị trường sách điện tử Việt Nam vẫn còn rất nhiều rào cản khiến nó chưa thể phát triển mạnh mẽ. Một trong những rào cản lớn nhất vấn nạn sách lậu tràn lan cả ở các hiệu sách truyền thống, cũng như trên môi trường mạng.
Vấn nạn xâm phạm tác quyền tại Việt Nam diễn ra ngang nhiên, phổ biến và nghiêm trọng. Một số cá nhân, tổ chức tự in sách của các nhà xuất bản (NXB) chính thống chuyển thành phiên bản ebook và đưa lên mạng chia sẻ miễn phí, thậm chí là chào bán có thu phí. Vấn nạn vi phạm bản quyền sách trên mạng đã bị phát hiện từ nhiều năm nay. Cụ thể, năm 2016, Cục An ninh Văn hóa Thông tin và Truyền thông (Bộ Công an) cho biết, trên mạng có khoảng 10 NXB “ảo” chuyên phát hành, ngang nhiên công khai chào bán ebook. Theo các quy định của pháp luật, các NXB này đang phạm pháp.
Sách điện tử ngày càng được ưa chuộng so với sách giấy.
Trên thế giới, tháng 9/2009, CNN đưa tin, cuốn sách The Lost Symbol (Biểu Tượng Thất Truyền) của tác giả Dan Brown ra mắt tại Mỹ dưới định dạng điện tử trên trang Amazon. Số lượt mua sách tăng chóng mặt và mở ra kỳ vọng mới vào thị trường sách điện tử. Nhưng chỉ trong vài ngày, các bản lậu miễn phí xuất hiện tràn lan trên các trang Rapidshare hay BitTorrent với hơn 100.000 lượt tải xuống. Vi phạm bản quyền số, trước đây giới hạn trong ngành âm nhạc và điện ảnh, nay lan sang ngành xuất bản sách.
Dù biết sản phẩm của mình có thể dễ dàng sao chép nhưng các NXB vẫn chấp nhận hoạt động này và mở rộng ấn bản điện tử bởi đây là xu hướng chung và doanh thu quá hấp dẫn. Amazon cho biết, người sử dụng Kindle mua sách trung bình nhiều hơn 3,1 lần các khách hàng mua sách truyền thống. Tại Việt Nam, nếu đạt 20% thị phần, doanh thu sách điện tử của ngành xuất bản được kỳ vọng cán mốc 1.000 tỷ đồng trong tương lai gần.
Các NXB phải dùng giải pháp công nghệ để bảo vệ mình
Các nhà xuất bản “ảo” mọc lên như “nấm sau mưa” và ngang nhiên vi phạm pháp luật. Thế nhưng đối phó với những NXB “ảo” này không hề dễ. Đánh sập NXB “ảo” này thì các NXB “ảo” khác lại mọc lên. Đại diện một NXB chính thống từng chia sẻ, do bị sao chép, làm giả nhiều ebook nên NXB này có thời điểm phải “đại hạ giá” ebook còn 5.000-10.000 đồng/bản, thậm chí 1.000 đồng/bản và chấp nhận bù lỗ.
Với sách giấy, theo Nghị định 159/2013 quy định hành vi in lậu, in giả từ 300 bản trở lên sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng. Với chế tài còn nhẹ nhàng như vậy, các đơn vị sách giả có thể thoả sức tung hoành bởi “cùng lắm” bị phạt 30 triệu đồng.
Các NXB chỉ còn biết tích cực tuyên truyền, trông chờ vào ý thức của độc giả, nhưng thực ra việc chờ người dùng có ý thức là điều không hiệu quả trong phòng chống vi phạm bản quyền.
Các NXB gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền sách.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, Việt Nam hiện đã có giải pháp giúp các nhà xuất bản chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn vi phạm bản quyền sách điện tử. Công ty Cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) là công ty công nghệ đi tiên phong phát triển giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số đạt chuẩn toàn cầu (với tên thương mại là Sigma Multi-DRM).
Sigma Multi-DRM là giải pháp bảo vệ bản quyền Make in Vietnam được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Sigma Multi-DRM đã vượt qua những bài kiểm định gắt gao của Cartesian – tổ chức uy tín hàng đầu thế giới, tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu bảo mật của các nhà sản xuất nội dung lớn, giảm thiểu rủi ro về vấn nạn ăn cắp bản quyền nội dung trên mạng.
Về giải pháp ngăn chặn vấn nạn xâm phạm bản quyền trên môi trường mạng, ông Nguyễn Ngọc Hân – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Đa phương tiện Thủ Đô chia sẻ: “Về bản chất, Sigma Multi-DRM thay thế khả năng kiểm soát bản quyền vốn đã rất thụ động và kém hiệu quả từ chính người chủ sở hữu nội dung kỹ thuật số và đặt nội dung kỹ thuật số đó dưới sự kiểm soát của một chương trình máy tính.”
Sơ đồ giản lược cách thức sản phẩm Sigma Multi-DRM bảo vệ bản quyền nội dung số.
Với giải pháp Sigma Multi-DRM, máy chủ thư viện sách điện tử sẽ mã hoá nội dung, hạn chế quyền truy cập, sao chép và in tài liệu của người dùng dựa trên các ràng buộc do người giữ bản quyền của nội dung đặt ra.
Như vậy, các nhà xuất bản có thể yên tâm những sản phẩm trí tuệ của cả một tập thể được an toàn dưới sự dòm ngó của đơn vị phân phối sách lậu.
Bình luận gần đây